THI CÔNG MÓNG

Bật mí quy trình thi công móng nhà thép tiền chế đạt chuẩn

Đảm bảo quy trình thi công móng nhà thép tiền chế đúng

Một trong những yếu tố quyết định đến độ bền cũng như chất lượng của một công trình nhà thép tiền chế, bất kể đó là nhà ở, xưởng hay nhà máy đó chính là một kết cấu móng vững chắc. Trong bài hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn thi công móng nhà thép tiền chế vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn chất lượng tốt nhất.

Cấu tạo cơ bản của móng nhà thép tiền chế

Như chúng ta đã biết thì kết cấu móng nhà thép tiền chế gồm 3 phần: bản móng (đài móng), giằng móng và cổ móng. Dưới đây sẽ là chi tiết về 3 phần cơ bản của móng trong thi công móng nhà thép tiền chế.

Bản móng (đài móng)

Là một bộ phận liên kết các cọc với nhau và có tác dụng phân bố lực, tăng độ bền cho công trình xây dựng giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và toàn bộ diện tích phần nền móng.

Đài móng

Đài móng

Phụ thuộc vào địa chất khu vực xây dựng mà việc thiết kế đài móng sẽ khác nhau. Chiều sâu chôn đài và chiều cao của đài được tính toán một cách hợp lý và kỹ lưỡng bởi các kỹ sư kết cấu. Đặc biệt, thiết kế này cần tuân thủ những quy định trong quy chuẩn xây dựng để có thể đảm bảo trọng tải công trình.

Giằng móng

Giằng móng hay còn được gọi là dầm móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại nhằm gia tăng độ kiên cố, vững chắc cho toàn hệ thống.

Giằng móng mang kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyền vào móng. Có thể nằm ngoài, giữa hay mặt trong của cột.

Giằng móng

Giằng móng

Cổ móng

Trong thiết kế, chiều cao của cổ móng được tính toán sao cho phù hợp với kết cấu phần móng, đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống hầm hố ga.

>> Tham khảo bài viết: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội

Loại móng nhà phổ biến nhất trong thi công móng nhà thép tiền chế

Cũng giống như việc xây dựng móng cho những ngôi nhà khác, nhà thép tiền chế cũng có 4 loại móng đó là: móng băng, móng cọc, móng bè và móng đơn. Tuy nhiên, móng băng và móng đơn là hai loại móng mà thi công móng nhà thép tiền chế lựa chọn và được sử dụng rộng rãi nhất.

Móng đơn

Là móng được bố trí ngay dưới chân cột thường có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật và tác dụng của nó là truyền tải trọng từ cột xuống nền đất bên dưới.

Móng đơn thì gồm 2 phần: đài móng và cổ cột. Đáy đài móng thường được đặt lên một lớp lót đó là bê tông mác thấp, đối với thi công nhà dân thì hay lót gạch và trải bạt hay sử dụng túi nilon để tránh mất nước bê tông và tạo bề mặt bằng phẳng trong quá trình đổ bê tông.

Móng đơn

Móng đơn

Trên thực tế, móng đơn thường được liên kết với nhau bằng dầm móng nhằm đỡ hệ tường xây bên trên và giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng.

Là loại móng có kiến trúc đơn giản nhất, móng đơn được ứng dụng trong những công trình đơn giản, kết cấu nhẹ như nhà thép tiền chế một tầng hay những nhà cấp 4 có kiến trúc nhỏ ở những nơi có địa chất ổn định.

Móng băng

Là loại bóng bố trí theo dải, chạy theo phương dọc và ngang nhà dưới theo cột đồng thời đỡ hệ thống tường xây bên trên. Loại móng này thường được sử dụng trong thi công móng nhà thép tiền chế nhiều tầng.

Móng băng

Móng băng

Móng băng sẽ có kích thước dao động từ 0,8m đến 1,2m tùy theo tải trọng của công trình các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng với kích thước phù hợp.

Khi tiến hành thi công móng nhà thép tiền chế, chi phí móng băng sẽ chiếm chi phí cao hơn là móng đơn nhưng móng băng sẽ có khả năng chịu lực tốt, ổn định hơn.

Những điều cần chú ý khi thi công móng nhà thép tiền chế

Là nền tảng mang đến chất lượng và độ bền vững cho cả công trình nên khi tiến hành thi công móng nhà thép tiền chế bạn cần lưu ý những điều sau:

Tiến hành khảo sát địa hình một cách kỹ lưỡng

Công việc đầu tiên trước khi bạn bước vào thi công móng nhà thép tiền chế là cần khảo sát địa hình, địa chất một cách kỹ lưỡng để có thể lựa chọn một loại móng phù hợp, an toàn nhất.

Bạn nên chú ý để có được một nền móng vững chắc thì cần được xây dựng trên nền đất rất chặt, bằng phẳng, khô ráo và có khả năng thấm tốt. Hãy hạn chế đất sét, đất xốp để tránh nhà bị nghiêng lún, ẩm thấp, ô nhiễm nguồn nước.

Thiết kế móng phù hợp

Tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư công trình và những thông tin chắt lọc dựa trên kết quả khảo sát mà bạn có thể linh hoạt trong việc lựa chọn thiết kế móng sao cho phù hợp. Bạn có thể thiết kế những loại móng như: móng nông, móng sâu, móng đơn, móng băng hay móng bè.

Thi công móng nhà thép tiền chế phải đảm bảo đúng kỹ thuật

Không chỉ móng nhà mà bất kể bộ phận nào của ngôi nhà cũng cần phải để yếu tố an toàn, chất lượng là yếu tố hàng đầu.

Trong quá trình đổ bê tông bạn cần chú ý đến kỹ thuật trong lúc đổ như thế nào và bảo quản ra sao bởi nếu không đúng sẽ khiến tuổi thọ của công trình giảm đi đáng kể. 

Đảm bảo quy trình thi công móng nhà thép tiền chế đúng

Đảm bảo quy trình thi công móng nhà thép tiền chế đúng

Bên cạnh đó, việc lựa chọn vật liệu cũng là một yếu tố bạn không nên xem nhẹ, yếu tố chất lượng phải được đảm bảo. Nên chọn những đơn vị cung cấp uy tín và cần phải kiểm tra một cách cẩn thận trước khi bước vào thi công móng nhà thép tiền chế.

>> Xem thêm nội dung: Thiết kế chung cư một phòng ngủ

Qua những chia sẻ trên, chúng tôi mong một phần nào đó có thể giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của nền móng và từ đó có thể tìm ra được cho mình những biện pháp phù hợp, an toàn và tiết kiệm chi phí nhất trong việc thi công móng nhà thép tiền chế.