THI CÔNG MÓNG

Làm thế nào để thi công móng nhà cấp 4 đạt chuẩn?

thi công móng nhà cấp 4

Một ngôi nhà muốn chắc chắn, bền vững với thời gian thì móng nhà phải đạt chất lượng, được thực hiện đúng quy trình ngay từ đầu. Vậy làm thế nào để thi công móng nhà cấp 4 đạt chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy trình thi công móng nhà ngay thôi nào.

Thi công móng nhà cấp 4

Thi công móng nhà cấp 4

Các loại móng dùng trong thi công móng nhà cấp 4

Một công trình kiên cố, vững chắc, bền với thời gian thì cần chọn được móng phù hợp. Trong thi công móng nhà cấp 4 có 4 loại móng sau:

Móng cọc

thi công móng nhà cấp 4

thi công móng cọc

Móng cọc là loại móng được sử dụng phổ biến trong thi công xây nhà cấp 4 hay nhà phố 3 tầng có gác lửng có vai trò truyền tải trọng từ công trình bên trên xuống nền đất tốt và lớp móng vững chắc phía bên dưới.

Móng cọc được chia làm hai loại cơ bản là móng cọc đài thấp và móng cọc đài cao.  

Cấu tạo móng cọc gồm 4 loại cọc: cọc gỗ, cọc thép, cọc bê tông cốt thép và cọc hỗn hợp.

Tiêu chuẩn móng cọc

  • Móng cọc đài thấp phải được đặt theo một phương và hướng nhất định đảm bảo lực ngang móng phải cân bằng với áp lực bị động của đất theo độ sâu đặt móng. 
  • Do phải chịu cả hai tải trọng uốn nén nên chiều sâu của móng cọc đài cao phải nhỏ hơn chiều cao của cọc. 
  • Trước khi thi công móng cọc, phải khảo sát đất và san lấp kỹ càng để đảm bảo đạt đủ tiêu chuẩn thi công.
  • Đài cọc phải có chức năng liên kết tất cả các cọc với nhau
  • Khoảng cách giữa hai cọc là 3D, riêng với cọc xiên là 1.5D
  • Độ sâu cọc bên trong các đài phải lớn hơn 2D 

Trường hợp sử dụng móng cọc

Móng cọc có thể sử dụng cho cả những công trình có nền đất yếu và nền đất ổn định hay những nơi có nền đất dễ sụt lún. Vì thế nó phù hợp cho hầu hết các công trình nhà ở cấp 4 hiện nay. 

Móng đơn

thi công móng đơn

thi công móng đơn

Móng đơn là loại móng có cấu tạo tương đối đơn giản, thường có dạng hình vuông, hình tròn hoặc hình chữ nhật. Được sử dụng với mục đích gia cố và tăng khả năng chịu lực cho những công trình có tải trọng nhẹ.

Móng đơn được sử dụng trên nền đất tốt, không bị sụt lún hay ứ đọng nước.

Tiêu chuẩn móng đơn

  • Trước khi xây dựng, cần phải khảo sát địa chất rồi mới đưa ra quyết định sử dụng loại móng đơn phù hợp. 
  • Các vật liệu, dụng cụ, máy móc được sử dụng trong thiết kế móng đơn phải đảm bảo các yêu cầu và đạt đủ các thông số kỹ thuật. 
  • Với nơi có nền đất yếu thì phần đáy móng phải được đặt lên 1 lớp đất pha đá có độ sâu ít nhất 1m để đảm bảo an toàn cho công trình.
  • Trước khi đào hố móng phải đo lường độ nông sâu và diện tích đất. 
  • Sau khi đào hố xong cần sử dụng đất cứng hoặc đá với kích thước 1×2 (mm) và 3×4(mm) để gia cố thêm cho nền đất. 

Trường hợp nên sử dụng móng đơn

Móng đơn được sử dụng trong thi công móng nhà cấp 4 có nền đất cứng và ổn định. Với những nền đất yếu mà muốn sử dụng móng đơn thì phải dùng cọc tre hoặc cọc bê tông để ổn định nền đất.

Móng bè

thi công móng bè

thi công móng bè

Móng bè là là loại móng nông thường sử dụng cho những ngôi nhà cấp 4 có nền đất đọng nước, đất cát hay đất có sức chịu lực yếu.

Móng bè trải đều toàn bộ phần móng nhà giúp công trình được bền vững, giảm thiểu tình trạng sụt lún.

Ngoài ra, loại móng này có chi phí rẻ và thời gian để thi công thì ngắn hơn các loại móng khác.

Móng bè gồm 3 lớp: lớp bê tông móng, bản móng dưới công trình và dầm móng.

Tiêu chuẩn móng bè

  • Móng tiêu chuẩn phải có chiều cao là 32cm
  • Lớp bê tông sàn của móng phải đạt độ dày 10cm 
  • Dầm móng phải có kích thước tiêu chuẩn là 300×700(mm)
  • Thép bản móng phải là thép 2 lớp

Trường hợp nên sử dụng móng bè

Thường được dùng cho những công trình có mật độ dân cư thấp, thưa thớt, ít chịu tác động của môi trường xung quanh.

Móng băng

thi công móng băng

thi công móng băng

Móng băng là một dải móng dài, nằm dọc theo nền đất hoặc sát chân tường của ngôi nhà. Loại móng này thường được sử dụng rộng rãi trong thi công móng nhà cấp 4 vì dễ thi công và có độ lún đều.

Tiêu chuẩn móng băng

Các lớp bê tông lót móng, bê tông sàn khi đổ phải liên kết thành một khối với nhau 

  • Bê tông lót phải đạt độ dày 100mm
  • Kích thước móng phổ thông là (900 – 1200) x 350mm
  • Kích thước dầm phổ thông là 300 x (500 – 700)mm

Trường hợp sử dụng móng băng

Khi sử dụng móng băng cho nhà cấp 4 nên là những nơi có nền đất ổn định, không nằm gần sông, biển hay những nơi tiếp xúc với nước ngầm.

Quy trình thi công móng nhà cấp 4

Bước 1 : Khảo sát mặt bằng thi công để có thể biết được địa chất nơi đây như thế nào, từ đó sẽ xác định được loại móng phù hợp cho việc thi công xây dựng nhà ở.

Bước 2 : Tiến hành chuẩn bị bản vẽ, nhân công và nguyên vật liệu thi công.

Đơn vị thi công sẽ thực hiện bản vẽ chi tiết về các thông số thi công phần móng. Khi có bản vẽ sẽ xác định được số nguyên vật liệu cần mua và báo giá chi tiết về thi công xây dựng phần thô và nhân công cho chủ đầu tư, hoặc chỉ đầu tư có thể nhận báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội

Bước 3: Dọn dẹp sạch sẽ, thu gọn những thứ không cần thiết bỏ ra ngoài khu vực xây dựng để đảm bảo vệ sinh và có nơi để tập kết nguyên vật liệu.

Bước 4: Tiến hành đào móng : cần xác định được vị trí tim móng rồi đóng cọc để đánh dấu sau đó tiến hành đào hố móng.

Bước 5: San đều và đầm phẳng mặt hố móng.

Bước 6: Kiểm tra độ cao và đổ bê tông lót móng.

Bước 7: Đổ bê tông và cắt đầu cọc. Bê tông được cho là đạt chuẩn nếu không xuất hiện hiện tượng bong lớp bê tông bên ngoài, bê tông cốt thép phải thẳng đứng, ko xiên vẹo.

Bước 8: Ghép cốp pha.

Bước 7: Đổ bê tông móng nhà. Khi đổ bê tông móng nhà thì mặt phẳng phải láng mịn, không bị nghiên và phải thật chắc chắn.

Bước 8: Bảo dưỡng bê tông móng. 

Kinh nghiệm thi công móng nhà cấp 4 trên nền đất yếu

Với những ngôi nhà cấp 4 có nền đất yếu thì có những cách xử lý như sau:

Xử lý móng nhà với trường hợp bùn yếu dưới 2,5m

Nạo vét lớp bùn yếu bên dưới

Rải đá 4×6 để làm lớp đệm

Tiến hành lắp đặt cốt thép, làm móng

Xử lý móng nhà với trường hợp bùn yếu trên 2,5m

Gia cố nền bên dưới bằng cừ tràm với mật độ 25 cây/m2

Phía bên trên là lớp bê tông đá 4×6

Lắp đặt thép và tiến hành đổ móng

Ngoài ra, với chủ đầu tư có ngân sách dự trữ cho việc xây nhà thì có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng gia cố cốt thép chịu lực và tăng độ kết cấu vững chắc. Hoặc có thể chọn những vật liệu nhẹ để có thể đảm bảo được khả năng chịu lực cho những ngôi nhà cấp 4 vừa giúp giảm tải trọng, vừa giảm chi phí thi công.

thi công móng nhà cấp 4

thi công móng nhà cấp 4

Những lưu ý khi thi công móng nhà cấp 4

Trước khi tiến hành thi công móng nhà cấp 4

Nên chọn những đơn vị thi công uy tín, chất lượng như Green Hanoi,…để đảm bảo phần móng nhà có chất lượng tốt nhất.

Cần chọn nguyên vật liệu xây dựng phù hợp với, có chất lượng tốt để đảm bảo công trình được bền với thời gian. Chọn nguyên vật liệu tốt ngay từ đầu tránh phải mất tiền sửa khi có sự cố.

Khi tiến hành quy trình làm móng :

Với nền đất yếu, phải tiến hành gia cố nền móng trước khi đào.

Chuẩn bị sẵn 1 chiếc máy bơm đề phòng hố đào móng có nước khi trời mưa hoặc nước có sẵn bên trong.

Sau khi đào hố móng cần tưới nước dầm kỹ để tăng độ nén cho đất.

Khi tiến hành đổ dầm móng bê tông cốt thép bên ngoài cần thực hiện theo đúng kỹ thuật và lớp bê tông có độ dày tối thiểu 2cm.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về thi công móng nhà cấp 4 sẽ giúp các bạn có được phần móng tốt nhất, đảm bảo ngôi nhà được bền chắc với thời gian.