THI CÔNG MÓNG

Khắc phục nhược điểm của thi công móng cọc nhà phố thế kỷ 21

thi công móng cọc nhà phố

Mỗi địa chất khác nhau sẽ phù hợp với loại móng khác nhau. Với những công trình được xây trên nền đất yếu, móng cọc chính là giải pháp an toàn để thi công. Vậy làm thế nào để thi công móng cọc nhà phố đạt chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay thôi.

thi công móng cọc nhà phố là gì

thi công móng cọc nhà phố là gì

Móng cọc là gì?

Móng cọc là loại móng được dùng cho những công trình nhỏ có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuống nền đất nằm ở dưới. Móng cọc có hình trụ dài và dùng các vật liệu như bê tông, cọc cừ tràm được đẩy xuống đất để giữ ổn định cấu trúc được xây dựng phía trên nó.

Đặc điểm cấu tạo của móng cọc

Mỗi loại móng đều có cấu tạo khác nhau, vì vậy chúng đều có công dụng riêng, phù hợp với từng nhu cầu thiết kế xây dựng.

Móng cọc bao gồm đài cọc và 1 hay 1 nhóm cọc. 

Nền móng được dùng chủ yếu là để chuyển trọng tải từ cấu trúc xây dựng phía trên, thông qua các tầng chịu nén yếu hay nước trên nền đất hay đá cứng hơn, nhỏ gọn và ít chịu nén, chịu cứng hơn.

Thường được dùng cho các kết cấu lớn hoặc sử dụng cho nền đất yếu, thường xuyên bị sạt lở, độ sụt lún nhiều cần phải có phần hỗ trợ ổn định, cũng như bảo đảm an toàn và chắc chắn.

cấu tạo móng cọc nhà phố

cấu tạo móng cọc nhà phố

Ưu – Nhược điểm của thi công móng cọc nhà phố

Ưu điểm

  • Do móng cọc có độ lún không đáng kể nên ít gây biến dạng cho công trình.
  • Giá thành thấp hơn những móng khác khi thi công trên nền đất yếu
  • Với móng cọc dùng bê tông được đúc sẵn nên tiến độ thi công nhanh, chất lượng đảm bảo.

Nhược điểm

  • Chỉ sử dụng được cho công trình có tải trọng trung bình ( từ 40T – 400T/1 cọc ).
  • Đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, quy trình kiểm tra chất lượng phức tạp.
  • Dễ gây hư hỏng cho các công trình lân cận
  • Khó khăn trong việc xử lý lỗi của công trình.

>> Tham khỏa bảng báo giá các hạng mục xây trọn gói tại Hà Nội: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội

Quy trình thi công móng cọc nhà phố

quy trình thi công móng cọc nhà phố

quy trình thi công móng cọc nhà phố

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng thi công

  • Để công tác thi công được thuận lợi, cần phải khảo sát công trình để đánh giá được điều kiện của của môi.
  • Chuẩn bị mặt bằng thi công như giải phóng mặt bằng, làm sạch mặt bằng thi công,…
  • Tập kết vật tư
  • Xác định vị trí ép cọc để tiện lợi cho việc cân chỉnh
  • Kiểm tra cọc, loại bỏ cọc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
  • Kiểm tra và lắp đặt các trang thiết bị máy móc thi công.

Bước 2: Trình tự thi công biện pháp ép cọc bê tông cốt thép

  • Tiến hành ép cọc C1, dựng cọc vào giá đỡ sao cho mũi cọc hướng đúng vị trí thiết kế.
  • Tiến hành ép các cọc tiếp theo, các cọc cần đạt đến độ sâu thiết kế. Sau khi ép xong cần tiến hành sửa chữa bề mặt của 2 đầu đoạn cọc thật phẳng.
  • Kiểm tra mối nối, tiến hành hàn nối theo quy định thiết kế. Khi ép cọc C2, tăng dần áp lực sao cho cọc xuyên vào đất với vận tốc không vượt quá 2cm/s.
  • Không nên dừng mũi cọc trong đất quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến mối hàn ép
  • Khi độ nén tăng đột ngột, cần giảm tốc độ ép cọc, để cọc xuyên từ từ vào lớp đất cứng và giữ lực trong phạm vi cho phép.
  • Khi ép xong cọc cuối cùng, dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc cho đến độ sâu thiết kế.
  • Sau khi đã ép xong cọc tại khu vực thì chuyển trang thiết bị đến vị trí tiếp theo.
  • Cọc được công nhận ép xong khi thỏa mãn hai điều kiện:
  • Chiều dài cọc được ép sâu trong lòng đất không nhỏ hơn chiều dài ngắn nhất đã quy định.
  • Lực ép tại thời điểm cuối cùng phải đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lớn hơn ba lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong đó vận tốc xuyên không quá 1cm/s và cọc nghiêng không quá 1%.

Bước 3: Gia công cốt thép

  • Sửa thẳng và đánh gỉ thép
  • Tiến hành cắt và uốn cốt thép với hình dạng của móng.
  • Nối theo yêu cầu kỹ thuật và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.

Bước 4:  Lắp dựng cốp pha

  • Khung cốt thép sau khi nối xong phải bền chắc, không biến dạng hay hỏng.
  • Ván khuôn phải đạt tiêu chuẩn của yêu cầu kỹ thuật là làm khung đỡ cho quá trình đổ bê tông.
  • Cần có biện pháp chống mất nước xi măng khi lắp đặt ván khuôn.
  • Chân đỡ phải đúng tiêu chuẩn, mật độ, lắp đặt đúng kích thước để đảm bảo yếu tố nâng đỡ trong khi thi công.

Bước 5: Đổ bê tông móng

  • Sử dụng bê tông lót có chiều dày khoảng 10cm để làm mặt sàn cho quá trình đổ bê tông. Do bê tông lót có tác dụng làm sạch và giữ cho đáy móng có bề mặt bằng phẳng.
  • Khi đổ bê tông cần phải cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng công trình. Để bê tông đạt chất lượng thì bê tông phải được trộn đúng quy cách, thời gian nhào trộn.
  • Sau khi đổ bê tông xong, nhanh chóng sử dụng các loại đầm để tăng khả năng kết dính của bê tông.
  • Trong quá trình đổ bê tông, cần có những biện pháp để hố móng không bị ngập nước, tránh ảnh hưởng đến chất lượng bê tông thành phẩm.

Một số yêu cầu khi thi công móng cọc nhà phố

  • Lực ép của thiết bị phải tác dụng đều lên các mặt bên của cọc khi ép và không gây ra lực ngang lên cọc.
  • Phải kiểm định mọi mặt của thiết bị máy móc thi công móng cọc.
  • Đảm bảo an toàn khi thi công.
  • Đối với sai số khi thi công: Độ nghiêng của cọc không vượt quá 1%, vị trí cao đáy đài đầu cọc phải nhỏ hơn 75mm so với vị trí thiết kế.
  • Thời điểm khóa đầu cọc phải theo thiết kế quy định.
  • Việc khóa đầu cọc phải thực hiện đầy đủ : 

Sửa đầu cọc theo đúng cao độ thiết kế.

>> Tham khảo thêm: Các mẫu thiết kế chung cư nhỏ đẹp

Dùng cát hạt trung đổ xung quanh cọc, sau đó đầm chặt cho tới cao độ của lớp bê tông lót.

Đặt lưới thép cho đầu cọc

  • Bê tông khóa đầu cọc phải có mac lớn hơn mac bê tông của đài móng.
  • Trục của đoạn cọc phải được nối trùng với phương nén.
  • Bề mặt bê tông ở 2 đầu cọc phải tiếp xúc khít với nhau.
thi công móng cọc nhà phố

thi công móng cọc nhà phố

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi về thi công móng cọc nhà phố giúp cho khách hàng hiểu hơn về thi công móng cọc.