THI CÔNG MÓNG

Quy trình thi công móng nhà cao tầng 

Công tác đổ bê tông

Xây dựng nhà cao tầng là một quy trình thi công xây dựng gồm nhiều bước khác nhau khá phức tạp và được chia làm nhiều giai đoạn. Trong đó móng là một bộ phận vô cùng quan trọng bởi móng có tốt thì công trình mới bền vững và ngược lại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây dựng, chúng tôi đưa ra biện pháp thi công móng nhà cao tầng giúp bạn có được một phần móng vững chắc, kiên cố.

Phần móng

Trong quá trình thiết kế và thi công thì móng nhà là một yếu tố quan trọng cần đặc biệt chú ý. Theo kinh nghiệm thi công móng nhà cao tầng thì phần móng hay nền móng đảm nhiệm trực tiếp chức năng trọng tải toàn bộ công trình ở phía trên.

Đối với những thiết kế nhà cao tầng thì phần móng là phần cần thiết kế một cách tỷ mỷ nhằm tránh gây ra những sai lầm hay sự cố không đáng có. Hơn nữa cần phải tìm hiểu thật kỹ nền đất nơi sẽ thi công xây dựng để chọn ra loại móng an toàn và phù hợp nhất.

Quy trình thi công móng nhà cao tầng

Quy trình thi công móng nhà cao tầng

Hiện nay, với sự phát triển về mọi mặt kể cả về mặt kiến trúc móng nên từ đó mà các dạng móng cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể kể đến như:

  • Móng tự nhiên: Đây là loại móng được hình thành một cách tự nhiên và không có bất kỳ tác nhân nào tác động vào. Nhưng loại móng này thì có sức chịu đựng có thể nói là rất yếu và chỉ thích hợp để thiết kế nhà tranh – loại nhà không có trọng tải quá lớn. Vì vậy, việc dùng loại móng này để xây dựng nhà cao tầng là việc không thể.
  • Móng đơn: Là các trụ cột được xây dựng một cách đơn lẻ hay một cụm cột do các cột riêng tạo thành. Loại móng này có tác dụng chịu lực rất tốt. Ngoài ra, đây còn là loại móng tốn ít chi phí nhất trong tất cả những loại móng. Nhưng nó chỉ được sử dụng trong việc sửa chữa, cải tạo lại nhà nhỏ chứ không áp dụng được vào biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng.
  • Móng băng: Được thiết kế theo một dải dài hoặc sẽ giao nhau theo hình chữ thập. Với thiết kế như này mà việc chịu sức nặng và trọng tải công trình sẽ được chia đều ra. Từ đó mà móng băng sẽ trở nên kiên cố hơn và dễ dàng hơn trong việc thi công xây dựng.
  • Móng bè: Là loại móng trải rộng xuống toàn bộ công trình giúp giảm áp lực công trình lên nền đất. Đây là loại móng được sử dụng cho những nơi có nền móng yếu, mềm và chịu lực kém.
  • Móng cọc: Là loại móng có cả đài cọc và cọc, tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống lớp đất đá cứng nhất nhờ hệ thống cọc. Ngày xưa người ta hay sử dụng tre, nứa để làm cọc nhưng hiện nay người ta đã sử dụng các vật liệu cốt thép vô cùng kiên cố để làm cọc.

Chi tiết quy trình thi công móng nhà cao tầng

Để có được phần móng phù hợp và an toàn cho công trình của bạn thì bạn cần tuân theo biện pháp thi công móng nhà cao tầng gồm có 5 bước sau đây:

  • Thi công giải phóng mặt bằng và công tác chuẩn bị.
  • Thi công san lấp mặt bằng.
  • Công tác cốt thép.
  • Công tác cốt pha.
  • Công tác bê tông.

Dưới đây là chi tiết về 5 bước trong biện pháp thi công móng nhà cao tầng.

Thi công giải phóng mặt bằng và công tác chuẩn bị

Những bước đầu tiên khi thực hiện thi công bất cứ công trình nào thì việc phải làm đó là khảo sát mặt bằng, đưa ra những đánh giá sơ lược và tổng quan để tiến hành thu dọn, giải phóng mặt bằng.Trong quy trình biện pháp thi công móng nhà cao tầng thì mặt bằng cần phải dọn dọn sạch sẽ không được để lại rác thải gây cản trở việc xây dựng. 

Giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng

Không chỉ riêng phần mặt bằng mà cả những phần đất thừa xung quanh cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ để dùng nó để những vật liệu xây dựng như: xi măng,đá, cát,…Việc tận dụng khu đất thừa xung quanh như vậy vừa thuận tiện trong việc thi công vừa giảm chi phí vận chuyển tránh được việc phát sinh thêm chi phí ngoài mong muốn. 

>> Tham khảo bài viết: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội

Toàn bộ nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công sẽ được chuẩn bị một cách đầy đủ, kỹ lưỡng để đảm bảo cho việc thi công móng nhà cao tầng được đảm bảo tiến độ, đúng kỹ thuật và an toàn.

Công tác san lấp mặt bằng trong thi công móng nhà cao tầng

Đây chính là công đoạn tiếp theo trong quy trình thi công móng nhà cao tầng hay còn được gọi là công tác đất của công trình.

Quy trình đào móng

Quy trình đào móng

Với giai đoạn này người kỹ sư sẽ theo bản vẽ của kiến trúc sư mà đo đạc, xác định vị trí tim cột một cách chính xác không sai lệch. Kích thước của móng sẽ được đào theo trục cố định đã được định sẵn.

Đặc biệt phần đất thừa dó đào móng thì cần được dọn dẹp một cách sạch sẽ tránh gây cản trở trong quá trình tiến hành đổ bê tông hay ghép cốt thép sau này. Hố móng đã được đào cần phải giữ luôn khô ráo, chẳng may nếu có nước đọng lại thì cần phải lấy máy bơm hút ngay.

Công tác bê tông cốt thép

Khác với những ngôi nhà cấp bốn thì những ngôi nhà cao tầng cần có một bộ móng kiên cố và chắc chắn hơn rất nhiều để nâng đỡ cả phần nhà phía trên.Để đạt được điều đó thì các thanh thép nhất định phải đảm bảo về mặt chất lượng, to khỏe và phù hợp với yêu cầu về kích thước do kiến trúc sư đưa ra. Kiến trúc sư cũng là người tính toán rất kỹ càng về việc dùng bê tông cốt thép ra sao và khối lượng như thế nào là hợp lý.

Công tác bê tông cốt thép trong thi công móng nhà cao tầng

Công tác bê tông cốt thép trong thi công móng nhà cao tầng

Có 2 phương án đưa ra cho việc thi công cốt thép đó là:

  • Cắt ghép, xử lý cốt thép ở ngoài khu vực xây dựng xong rồi mới vận chuyển vào khu vực thi công.
  • Cắt ghép, xử lý cốt thép ngay tại chỗ.

Tuy nhiên, hầu hết những công trình có quy mô lớn thì việc thi công móng nhà cao tầng luôn chọn cắt ghép và xử lý cốt pha ngay tại nơi thi công.

Thép sẽ được đo đạc và cắt uốn theo hình dạng và kích thước đã được định sẵn, sau đó các thanh thép sẽ được buộc lại bằng những sợi thép chuyên dụng hay có thể sử dụng máy hàn để tạo độ kiên cố hơn.

Toàn bộ thép trước và sau gia công cần được bảo quản cẩn thận, sử dụng phông bạt che chắn tránh tình trạng rỉ và tiếp xúc với nước mưa.

Công tác cốt pha trong quá trình thi công móng nhà cao tầng

Nhằm phục vụ cho công đoạn thi công cuối cùng của quá trình thi công móng nhà cao tầng thì gia công cốt pha sẽ được thi công một cách kỹ lưỡng. Cốt pha được bày trí gần nơi thi công vì vậy mà việc sử dụng cũng rất dễ dàng.

Cốt pha cho thi công móng nhà cao tầng

Cốt pha cho thi công móng nhà cao tầng

Tác dụng chính của cốt pha chính là tạo khuôn mẫu cho bộ móng và giữa an toàn giúp bê tông không bị chảy ra ngoài khi thực hiện công tác bê tông. Cốt pha sẽ được cố định bằng ốc vít và vít chặt với nhau không tạo ra kẽ hở tránh tình trạng khi đầm bê tông nó sẽ bị bung ra.và chảy bê tông ra ngoài.

Toàn bộ các khu vực cốt pha phải chịu lực tốt không bị xô lệch hay nứt vỡ khi có tác nhân tác động vào. Sử dụng cốt pha phải đảm bảo chất lượng không để ảnh hưởng đến phần bê tông móng làm ảnh hưởng trực tiếp đến công trình.

>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Nguyên lý thiết kế chung cư cao tầng

Công đoạn đổ bê tông trong quy trình thi công móng nhà cao tầng

Công đoạn cuối cùng để hoàn thiện phần móng cho ngôi nhà đó là công đoạn đổ bê tông. Nên đổ bê tông trộn sẵn để công việc diễn ra liên tục từ đó mà những khối bê tông sẽ liên kết chặt chẽ với nhau hơn.Bê tông được dùng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về phần trăm cát, đá, xi măng để đảm bảo chất lượng.

Công tác đổ bê tông

Công tác đổ bê tông

Trong thi công móng nhà cao tầng nên sử dụng máy đầm nền cho công tác đổ bê tông được nhanh hơn đảm bảo tiến độ và đảm bảo bê tông được đưa đều đến mọi vị trí, không có phần nào bị rỗng tuếch. Toàn bộ bê tông bao phủ lấy lớp thép và mặt bê tông sao cho phẳng không được gồ ghề.

Việc bảo quản bê tông sao cho tốt cũng là điều vô cùng quan trọng. Sau khi đổ xong cần che đậy kỹ lưỡng và không cho tiếp xúc với nước mưa. Sau khi bê tông khô thì việc tiếp theo là tháo gỡ lớp cốt pha sao cho không làm nứt mẻ khối bê tông.

Trên đây là những chia sẻ cũng như kinh nghiệm trong thi công móng nhà cao tầng. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên bạn sẽ có được cho ngôi nhà của mình một phần móng thật chắc chắn.