Để công trình nhà ở được kiên cố, bền vững thì cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp tăng sức chịu tải cho nền móng. Một công trình có chất lượng tốt thì trình tự thi công móng cọc khoan nhồi phải đảm bảo đúng kỹ thuật và chuẩn chỉnh trong từng bước. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về móng cọc khoan nhồi và quy trình thi công đạt chuẩn.

Công nhân thi công cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là gì?
Cọc khoan nhồi là loại cọc bê tông tròn được đổ tại chỗ bằng phương pháp khoan xoay tuần hoàn bằng dung dịch bentonite.
Vì sao công trình nhà cao tầng cần thi công móng cọc khoan nhồi?
Những công trình nhà cao tầng như chung cư, trung tâm thương mại, khách sạn hoặc những công trình nhà trên 9 tầng cần tải trọng lớn bởi vậy thi công móng cọc khoan nhồi là phương pháp hữu hiệu cho nền móng của công trình như thế này vừa đảm bảo chất lượng công trình.
Cọc Khoan nhồi trong thi công các công trình nhà phố tránh tình trạng nứt nẻ trong thi công so với các phương pháp thi công nén cọc bê tông khác.
Móng cọc khoan nhồi có khả năng chịu lực gấp 1,5 lần so với các móng cọc khác.
Dung chấn thi công nhỏ nên không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh, vì vậy có thể thực hiện ở những nơi dân cư đông đúc, nhà liền kề.
Biện pháp thi công móng cọc khoan cọc nhồi

biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Chuẩn bị mặt bằng thi công
San phẳng mặt bằng xây dựng trước khi thi công
Khảo sát địa chất để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, không bị lún máy khi thi công
Lên những phương án xây dựng đường rãnh nước phù hợp nhất để phòng trường hợp mưa to
Định vị tim mốc cọc khoan nhồi
Định vị là một công tác vô cùng quan trọng, công trình phải xác định được vị trí các trục, tim của toàn bộ công trình và vị trí chính xác của tất cả các giao điểm, xác định vị trí tim cốt của từng cọc khác nhau trên sơ đồ thiết kế.
Xác định tim cọc được đóng bằng các cọc tiêu thép D = 14 và chiều dài cọc là 1,5m vuông góc với nhau.
Tập kết vật tư
Tiến hành chuyển vật tư và thiết bị tới công trường sau khi san phẳng mặt bằng.
Vị trí tập kết phải đảm bảo sự thuận tiện cho quá trình làm việc, và được bố trí ở những khu vực cao, tránh bị ngập nước.
>> Tham khảo bài viết về các mức giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội: Báo giá xây nhà trọn gói tại Hà Nội
Các bước tiến hành thi công móng cọc khoan nhồi

quy trình thi công móng cọc khoan nhồi
Sau khi các công tác chuẩn bị xong sẽ tiến hành thi công móng cọc khoan nhồi theo những bước sau:
Bước 1: Hạ ống vách
Trước khi khoan tạo lỗ, sẽ tiến hành hạ ống vách để định vị và dẫn hướng cho máy khoan, đồng thời giữ ổn định cho bề mặt hố khoan, chống sập những thành phần có trên hố khoan, ngăn cho những đất đá hay thiết bị không rơi vào hố khoan.
Việc hạ ống vách được thực hiện bằng máy rung với đường kính phù hợp. Máy rung sẽ kẹp chặt vào thành ống và tự tự hạ xuống, khả năng chịu cắt của đất sẽ giảm đi do sự rụng của thành ống vách.
Khi khoan tạo lỗ phải để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới bắt đầu quay, ban đầu tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hạ xuống 1 đến 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp khi khoan để tăng mô men quay.
Bước 2: Khoan tạo lỗ
Sau khi hạ ống vách thì tiến hành khoan tạo lỗ. Trong quá trình khoan tạo lỗ phải luôn đảm bảo xác định đúng vị trí lỗ khoan để tránh tình trạng sai lệch làm ảnh hưởng tới toàn bộ chất lượng công trình. Sau khi khoan tới độ sâu nhất định thì phải bơm dung dịch Bentonite để giữ thành, đảm bảo chất lượng của hố khoan.
Bước 3: Làm sạch hố khoan
Sau khi khoan hố xong, cần lấy sạch lớp mùn khoan, đất đá và những vật liệu xây dựng khác có trong hố khoan để không làm ảnh hưởng tới chất lượng của cọc khoan nhồi và gây cản trở tới quá trình thi công.
Khi thổi rửa đáy hố khoan có thể dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố, phía trên ống có hai cửa, 1 dùng để nói với ống dẫn thu hồi dung dịch bentonite và cát về lại máy lọc, 1 cửa dẫn khí có F45.
Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì những công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục.
Sau khi duy trì khoảng 30 phút khí được bơm với áp suất 7at thì lấy mẫu dung dịch ở đáy hố lên kiểm tra, nếu đạt yêu cầu thì dừng để chuẩn bị công tác lắp dựng cốt thép.
Bước 4: Gia công dựng lắp và hạ lồng thép
Lồng thép phải luôn đúng với kích thước của hố khoan. Hố khoan sau khi được làm sạch sẽ được hạ xuống, lắp ghép đúng vị trí trên bản thiết kế và đảm bảo đúng các yếu tố về kỹ thuật.
Bước 5: Tiến hành đổ bê tông
Đây là bước quan trọng nhất và ảnh hưởng tới toàn bộ chất lượng của việc thi công cọc khoan nhồi. Vì vậy, phải đảm bảo yêu cầu là lỗ khoan phải được vét ít hơn 3 giờ thì mới có thể tiến hành đổ bê tông, mẻ bê tông đầu cần sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão, đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan.
Bước 6: Lấp đầu cọc nhồi
Tháo ra toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên.
Cắt các thanh thép treo trên lồng thép.
Lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc và lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có.
Bước 7: Rút ống vách
Khi thực hiện rút ống vách cần phải dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ.
Bước 8: Kiểm tra chất lượng móng cọc khoan nhồi
Kiểm tra chất lượng giúp ngăn chặn sai sót ở từng khâu trước khi sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra
Công tác kiểm tra phải thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng công trình, tránh những sai sót và đảm bảo điều kiện tốt nhất cho phần thi công sau.

thi công móng cọc khoan nhồi
>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Nhà phố kiểu Pháp hai tầng
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các bước thi công móng cọc khoan nhồi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi thực hiện hay giám sát quá trình thi công móng cọc để tránh những sai sót, sự cố không mong muốn.