THI CÔNG MÓNG

Những điều cần tránh khi thi công móng nhà xưởng năm 2021

Thi công móng nhà xưởng

Nhà xưởng là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất nên nơi đây luôn tập hợp nhiều thiết bị máy móc, hàng hóa và nhân công. Vì vậy, nhà xưởng phải được xây dựng an toàn tránh gây thiệt hại không mong muốn. Muốn thế thì móng phải chắc chắn bởi nó là nền tảng, cơ sở đảm bảo sự vững chắc của nhà xưởng. Bài viết dưới đây chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng bền vững đến bạn đọc.

Những loại móng phù hợp trong thi công móng nhà xưởng

Có 4 loại móng thường được sử dụng trong xây dựng:

Móng đơn: gồm 4 kiểu là móng độc lập, móng trụ, móng cột và đế cột.

Móng băng: gồm móng băng 1 phương và móng băng 2 phương.

Móng bè: gồm móng bè phẳng, bè nấm, bè có gân, bè dạng hộp.

Móng cọc: gồm móng cọc đài thấp và đài cao.

Đối với công trình xây dựng nhà xưởng, móng đơn và móng băng là 2 kết cấu được sử dụng nhiều nhất.

Thi công móng nhà xưởng

Thi công móng băng nhà xưởng

Các yếu tố cần thiết cho quá trình thi công móng nhà xưởng

Kiểm tra kết cấu địa chất: Đây là yêu cầu đầu tiên buộc phải thực hiện đối với bất kỳ công trình xây dựng nào. 

Lựa chọn kiểu móng nền: Sau khi kiểm tra kết cấu địa chất sẽ quyết định sử dụng loại móng phù hợp.

Chất lượng thi công: Thợ thi công cần có tay nghề cao tránh làm ảnh hưởng chất lượng công trình và tiến độ thi công.

Nguyên vật liệu sử dụng: Những vật liệu xây dựng chất lượng sẽ giúp nền móng được vững chắc.

Kết cấu móng nhà xưởng

Kết cấu móng - thi công móng nhà xưởng

bản thiết kế cấu tạo móng trong thi công móng nhà xưởng

Để tạo nên một nền móng kiên cố không thể thiếu 3 bộ phận sau

Bản móng hay đài móng: Thường mang dáng hình chữ nhật, có độ nghiêng nhất định để móng nhà được cứng chắc hơn.

Giằng móng hay đá kiềng: có chức năng nối các móng lại với nhau, nhằm nâng cao độ vững trãi cho móng nền, đỡ tường ngăn và chống độ lún giữa các móng. Khi phải chịu tải trọng lớn, lực ép sẽ phân bổ đều cho toàn bề mặt móng, tránh làm công trình bị biến dạng.

Cổ móng: được thiết kế đảm bảo độ sâu chôn móng trong đất, đáp ứng yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, hầm hố ga, hầm xí,…Đây là phần trung gian truyền lực tải từ nền nhà xuống nền móng. 

>> Tham khảo bài viết: Báo giá xây nhà trọn gói

Quy trình thi công móng nhà xưởng

Bước 1: Đào hố đất

Cần có sự hỗ trợ của máy đào, xe chở đất,… đỡ tiêu tốn sức người và tiết kiệm được thời gian.

Sau khi đào, cần làm phẳng bề mặt hố móng bằng cách đổ một lớp bê tông lót móng và luôn giữ hố móng được khô ráo.

Bước 2: Gia công

Trong khi đào cần sản xuất đế móng, sắt cổ cột, sắt đà kiềng để đẩy nhanh tiến độ thi công.

Bước 3: Đóng cốt pha

Trước khi đổ bê tông, cần sử dụng ván ép có các kích thước là 20cmx4m, 25cmx4cm, 30cmx4m để làm khuôn định hình và giữ cho bê tông không chảy tràn ra ngoài.

Bước 4: Đổ bê tông

Cần lưu ý các tỷ lệ đá, cát, nước, xi măng để tạo nên vữa trộn tốt và nên dùng máy trộn chuyên dụng để tiết kiệm sức lực, rút ngắn thời gian thi công.

Bước 5: Tháo cốt pha móng

Khi bê tông đã khô cứng thì tiến hành tháo lớp khuôn ván ép.

Bước 6: Bảo dưỡng sau thi công móng

Muốn bê tông không bị rạn nứt, cần liên tục giữ ẩm cho bê tông trong suốt thời gian bảo dưỡng. Một số cách cấp ẩm: tưới nước lên bề mặt bê tông, che chắn bằng ván hoặc phun các chất dưỡng hộ,..

Những lưu ý khi thi công móng nhà xưởng

  • Khảo sát địa chất kỹ càng

Tránh xây móng ở nơi có mực nước quá cao gây nên tình trạng ẩm thấp, ảnh hưởng đến móng. Những mạch nước ngầm nên thấp hơn 0.5m để đảm bảo công trình bền vững, sử dụng được trong thời gian dài.

  • Chọn móng phù hợp để tránh tình trạng sửa đổi bản thiết kế khi đang thi công.

Nếu không khảo sát địa chất cẩn thận sẽ chọn sai loại móng, khi nhận ra thì phải sửa đổi làm mất thời gian, công sức và tiền bạc.

  • Chọn nguyên vật liệu có chất lượng đảm bảo

Không nên ham rẻ chọn những vật liệu kém chất lượng làm giảm đi tuổi thọ của công trình.

  • Giám sát cẩn thận để tránh những hậu quả khó lường.

Phần móng chiếm 40% giá trị công trình, vì vậy cần giám sát, kiểm tra thật kỹ từ khâu chọn vật liệu cho đến quá trình thi công.

  • Móng cần được gia công thép sẵn và đổ ngay tại công trường.
  • Cao độ mặt trên của móng phải thấp hơn mặt nền, chênh lệch nhau: là 0.2m đối với cốt thép, khung chèn đường là 0.5m và 0.15m đối với cột bê tông có cột thép.
  • Chiều sâu móng lớn hơn 0,15m nên thiết kế dầm đỡ tường. 
  • Mặt trên của dầm đỡ tường nên thấp hơn mặt nền hoàn thiện ít nhất 0,03m
  • Phần móng chịu tác động của nhiệt độ cao phải có lớp bảo vệ vật liệu cách nhiệt
  • Phần móng chịu tác động ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn thích ứng
  • Nền bê tông phải chia thành từng ô,chiều dài mỗi cánh của ô không lớn hơn 0,6m, mạch chèn giữa các ô phải chèn bằng bi tum, lớp bê tông lót phải có chiều dày hơn 0,1m, và các mác nhỏ hơn 150, chiều rộng của hè rộng từ 0,8 đến 0,2 m phải lớn hơn mái đua 0,2 m và độ dốc của hè lấy 3 đến 1%.
Thi công móng nhà xưởng

Thi công móng nhà xưởng

Trên đây là những kinh nghiệm thi công móng nhà xưởng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn đọc. Hy vọng những thông tin đó đã giúp bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm và mang lại những hữu ích trong công tác xây dựng. 

>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Thiết kế biệt thự 2 tầng đẹp hút mắt