THI CÔNG SƠN

Bỏ túi những kinh nghiệm vàng sơn nhà khi tường ẩm năm 2021

Sơn hoàn thiện

Thông thường để có được một lớp sơn đẹp, lên màu chuẩn thì tường nhà cần đợi đến một thời gian lý tưởng nhất định mà nhà sản xuất ghi chú cho từng loại sơn. Tuy nhiên, Việt Nam là một đất nước với nền khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và chẳng hạn bạn làm nhà vào mùa mưa thì làm sao có thể đợi đến khi khô hoàn toàn được nhỉ. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn sơn nhà khi tường ẩm hiệu quả, đúng quy trình.

Sơn nhà khi tường ẩm có được không?

“Tường ẩm có sơn được không?” là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc hiện nay. Thực tế, ta có thể thấy rất nhiều người chỉ vì thấy tường còn ẩm mà chấp nhận chờ đợi và sống trong một ngôi nhà thiếu thẩm mỹ. Theo chỉ số máy đo độ ẩm Protimeter thì độ ẩm lý tưởng để bạn sơn nhà là phải nhỏ hơn 16%. Nếu bạn không có dụng cụ đo độ ẩm như trên thì bạn có thể tính theo cách tính kinh nghiệm của những người thợ sơn là từ 3 đến 4 tuần sau khi xây dựng xong và dưới điều kiện thời tiết bình thường,khô ráo là có thể sơn được.

Máy đo độ ẩm tường nhà

Máy đo độ ẩm tường nhà

Nhưng nếu bạn không có thời gian để chờ đợi lâu như vậy thì từ 4 đến 7 ngày khi mà trên tường không còn lộ những chân đen ẩm thì bạn có thể tiến hành sơn được rồi. Trong trường hợp này bạn nên sơn lót 2 lớp để tăng thêm độ bám dính giữa các lớp sơn. Hơn nữa bạn cũng nên sử dụng sơn mịn để tô tường chứ không nên sử dụng sơn bóng như thông thường.

Khi bạn chọn sử dụng sơn mịn thì lượng nước thừa ở trong tường sẽ có không gian thoát hơi ra dần. Nếu bạn sử dụng sơn bóng thì sẽ không có không gian cho tường thoát hơi nước sẽ dẫn đến hiện tượng phồng rộp và bong tróc về sau gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, tuổi thọ của sơn sẽ bị giảm và có thể bạn sẽ phải lột lớp sơn đó ra để sơn lại lớp sơn mới đấy.

Các lỗi thường gặp sơn nhà khi tường ẩm bạn cần tránh

Trong điều kiện thi công bạn không thể tránh khỏi được những điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì vậy mà gây ra một số lỗi khi sơn nhà khi tường ẩm. Dưới đây là một số lỗi hay gặp bạn nên biết để tránh.

  • Màng sơn bị nhăn: Hiện tượng này xảy ra là do khi lớp sơn dưới chưa khô bạn đã vội vàng sơn lớp thứ 2. Bạn cần đợi đủ thời gian quy định nhé.
  • Màng sơn bị phân hóa: Có thể là do bạn lựa chọn loại sơn chưa chất lượng hoặc pha quá loãng nên mới xảy ra hiện tượng này. Hãy nhờ những người thợ sơn có kinh nghiệm nhiều năm giúp nhé.
  • Màng sơn bị rêu mốc: Do sơn nhà khi tường ẩm nên đây là hiện tượng dễ xảy ra nhất bởi độ ẩm ở tường không được thoát ra. Bạn hãy sử dụng những loại sơn chống thấm để giảm thiểu vấn đề này nhé.
Tường nhà bị ẩm mốc

Tường nhà bị ẩm mốc

Bí quyết sơn nhà khi tường ẩm

Nếu bạn bắt buộc phải sơn nhà khi tường ẩm thì bạn chú ý cần phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây để có thể sở hữu một lớp sơn lên màu “chuẩn đét” nhé.

  • Khi sơn cần sơn lớp sơn bên ngoài trước và cần đảm bảo thời gian từ 24 đến 48 tiếng để chờ cho lớp sơn khô.
  • Sơn nhà khi tường ẩm bạn cần đảm bảo không khí trong nhà luôn được lưu thông nhằm kích thích sự bốc hơi của tường ẩm. Và bạn cũng có thể sử dụng quạt để bật trong nhà giúp không khí lưu thông nếu trời không có nắng.
  • Lớp sơn bên ngoài nên được sử dụng là sơn chống thấm để đảm bảo việc sơn tường trong nhà diễn ra được bình thường và thuận lợi.

>> Tham khảo bài viết: Báo giá xây nhà trọn gói HCM

Cách sơn nhà khi tường ẩm đúng quy trình

Hãy đảm bảo các bước sơn nhà khi tường ẩm diễn ra đúng quy trình để đem lại hiệu quả cao và tránh được những rủi ro không đáng có.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt tường

Dù là sơn mới hay sơn lại tường cũ, sơn khi tường đã khô hay khi tường còn ẩm bạn đều cần phải vệ sinh bề mặt tường một cách kỹ lưỡng và cẩn thận. Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ tránh những vết bẩn, rong rêu hay đất bám. Một mẹo nhỏ cho bạn là bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa để làm sạch và ngăn cho nấm mốc hình thành trong quá trình bạn sử dụng ngôi nhà của mình.

Bước 2: Sơn bả cho tường

Lớp bả matit sẽ giúp cho bề mặt được bằng phẳng hơn giúp cho các lớp sơn sau được thực hiện một cách dễ dàng và tiết kiệm hơn. Hơn nữa lớp bả matit còn là tiền đề giúp cho các lớp sơn sau trở nên mịn màng hơn và bóng bẩy hơn tăng tính thẩm mỹ tránh những vết lồi lõm không đáng có.

Bả matit cho bề mặt tường

Bả matit cho bề mặt tường

Bước 3: Quét lớp chống thấm ngược lên bề mặt tường ẩm

Đây chính là lớp sơn chống thấm trộn xi măng, bạn pha trộn xi măng với nước theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:0.5 và trộn đều. Sau đó thì bạn sẽ đổ thêm 2 phần sơn vào tiếp tục khuấy đều khoảng 3 đến 4 phút cho dung dịch được quyện đều vào nhau.

Tiếp đó bạn sẽ lăn 2 lớp sơn chống thấm theo chiều từ trên xuống dưới. Chú ý, sơn pha phải được sử dụng hết trong ngày không được để sang ngày tiếp theo vì khi đó xi măng sẽ bị khô và không còn khả năng chống thấm nữa.

Bước 4: Sơn lót tường

Sơn nhà khi tường ẩm bạn nên chọn màu sơn lót là màu trắng để giúp cho lớp sơn phủ được lên màu một cách chuẩn nhất nhé. Chú ý hãy chọn loại sơn lót có tính năng kháng kiềm để giúp cho lớp sơn của bạn có được tuổi thọ cao nhất.

Bước 5: Sơn phủ tường

Đây là khâu cuối cùng trong quy trình sơn nhà khi tường ẩm. Hãy chọn cho ngôi nhà của mình một màu sơn mà bạn yêu thích và tiến hành thi công. Bạn hãy sơn phủ theo chiều từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong.

Sơn hoàn thiện

Sơn hoàn thiện

Để màu sơn lên chuẩn màu và đẹp nhất thì bạn hãy sơn 2 lớp phủ và mỗi lớp sơn phủ phải cách nhau 2 tiếng để đảm bảo lớp sơn phủ đầu đã khô nhé. Nên dùng cây lăn để lăn ở những bề mặt rộng rãi và thoải mái còn ở những phần khe hay góc tường thì nên dùng cọ mảnh.

Lưu ý bạn nên sử dụng sơn phủ riêng biệt loại sơn dành cho trong nhà và loại sơn ngoài trời để có được hiệu quả cao nhất nhé.

>> Đừng bỏ lỡ bài viết: Những lưu ý khi thiết kế nội thất chung cư

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn về câu hỏi “Sơn nhà khi tường ẩm có được không?” và đưa ra cách sơn nhà khi tường ẩm đúng quy trình giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích về vấn đề sơn nhà. Chúc bạn có được một không gian sống với lớp sơn hoàn hảo mang tính thẩm mỹ cao.