Xây nhà gần như là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người bởi nhà là nơi gia đình quây quần bên nhau, là nơi ta quay về sau một ngày làm việc, học tập vất vả. Vì vậy, để xây được một ngôi nhà ưng ý thực sự khó với những người chưa có kinh nghiệm. Với mong muốn mọi người đều có ngôi nhà đẹp, chúng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm xây nhà của mình đến mọi người.

Kinh nghiệm xây nhà
Giai đoạn chuẩn bị
Lập nhiệm vụ thiết kế
Để thiết kế được ngôi nhà cần xác định nhu cầu sử dụng hàng hàng của mỗi người trong gia đình để từ đó xác định được quy mô căn nhà như cần bao nhiêu phòng, gồm những chức năng gì.
Xác định bối cảnh cuộc sống xung quanh và mong muốn của gia chủ để chọn được phong cách thiết kế phù hợp.
Nhờ các bước này, có dễ dàng xác định được ngân sách hợp lý, giảm tải các chi phí phát sinh.

Bản vẽ thiết kế cho ngôi nhà
Thời điểm xây nhà hợp lý
Nên xây nhà vào mùa có thời tiết thuận lợi để tránh ảnh hưởng đến công trình và tiến độ thi công và thường xây nhà vào thời điểm từ tháng 8-12 vì thời tiết mát mẻ, không còn mưa quá to.
Xem xét phong thủy
Khi xây nhà cần xem phong thủy bởi nó ảnh hưởng đến cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc, sự nghiệp, mệnh mạng, sức khỏe, tài lộc… của gia chủ khi ở ngôi nhà này
Khảo sát hiện trạng, địa chất
Để tránh việc chọn sai phương án kết cấu móng dẫn đến hư hỏng, nghiêng lún sau này cần khảo sát địa chất và hiện trạng.
Nếu không có kinh nghiệm trong việc thiết kế, khảo sát địa chất nên chọn gói xây nhà trọn gói để đội ngũ tư vấn và các kiến trúc sư giúp bạn có bản vẽ kỹ thuật đầy đủ và chọn móng phù hợp với loại đất.
Ngoài ra, cần kiểm tra lại ranh giới chính xác của khu đất, khoảng lùi xây dựng và chỉ giới đường đỏ trong quy hoạch để tránh sau bị tranh chấp cưỡng chế.
Thuê tư vấn thiết kế
Ngày nay, xây nhà theo kiểu truyền thống không tối ưu không gian, diện tích và bị lỗi thời. Vì vậy, để tối ưu không gian mà vẫn đầy đủ tiện nghi, tính thẩm mỹ thì nên thuê tư vấn thiết kế.
Lợi ích của việc thuê đội ngũ tư vấn thiết kế:
-
Giúp ta hình dung được cụ thể ngôi nhà của mình và dễ dàng điều chỉnh trên bản vẽ theo phù hợp với ý muốn.
-
Chọn được phương án bố trí, tối ưu không gian ngay từ đầu trong quá trình xây dựng tránh thay đổi, điều chỉnh khi thi công.
-
Giúp chủ nhà đỡ tốn thời gian, công sức và hạn chế phát sinh chi phí.
Chọn nhà thầu thi công
Nhà thầu phải có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cao và phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp chứng minh có khả năng, năng lực thi công.
Nên chọn gói xây nhà trọn gói bởi nó có đội ngũ tư vấn thiết kế và thi công, như vậy quy trình sẽ diễn ra suôn sẻ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.
Xin cấp phép xây dựng
Cần gặp cơ quan chức năng để xác định xem nhà mình có thuộc diện phải được cấp phép hay miễn.
Tìm hiểu quy định xây nhà tại địa bàn mình chuẩn bị xây như:
-
Quy định về độ cao, phần nhô ra ngoài đường, % diện tích đất được xây, quy định về kiến trúc
-
Quy định về tác động đến các công trình xung quanh hàng xóm,…
Làm hồ sơ xin cấp phép xây dựng
Ký hợp đồng với nhà thầu
Khi ký hợp đồng với nhà thầu cần lưu ý các khoản sau: Tiến độ, chất lượng vật tư, giá trị hợp đồng, tiến độ thanh toán, khoản phí phát sinh và cách giải quyết, chế độ giám sát, phạt vi phạm hợp đồng, bảo hành.
Giai đoạn thi công
Thông báo ngày khởi công đến phường xã và các ngôi nhà lân cận
Giám sát thi công
Giám sát kỹ thuật thi công cần biết đọc bản vẽ với các bước kiểm tra cơ bản:
- Xác định mốc, ranh xây dựng: đảm bảo căn nhà được xây dựng đúng vị trí cấp phép.
- Kiểm tra cấu kiện móng, cột, dầm ,sàn:
Có thể dùng thước đo kích thước của móng, cột, dầm, sàn thực tế. Giám sát từ khâu ép cọc như khoảng cách giữa các cọc tối thiểu là 3D, kiểm tra chiều cao đài cọc, khoảng cách thép trong đài đúng với bản vẽ kết cấu….
Nếu có kiến thức và kinh nghiệm thì chủ nhà có thể tự giám sát, nếu không thì có thể thuê người có trình độ giám sát với yêu cầu người giám sát viết nhật ký thi công một cách nghiêm túc, được các bên kiểm định và ký xác nhận sau mỗi ngày.
Tiến hành thi công xây thô
-
Móng : đào đất, đắp đất, gia công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bể nước, bể phốt.
-
Thân nhà: Gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm, xây tô, cán nền,…
-
Chống thấm
-
Mái: Lắp dựng xà gồ, lọt mái, vì kèo hoặc đổ bê tông.
-
Lắp khung bao cửa.
-
Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp,..

Kinh nghiệm xây nhà phần thô
Thi công xây hoàn thiện :
-
Bả matit, sơn nước, sơn dầu
-
Lắp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm
-
Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền
-
Đóng trần thạch cao
-
Ốp lát gạch đá trang trí
-
Ốp đá cầu thang, bàn bếp
-
Lát nền nhà,WC, sân
-
Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm…
-
Lắp đèn chiếu sáng
-
Lắp thiết bị vệ sinh, bồn nước, máy bơm, máy nước nóng, lắp gương, vòi nước, treo khăn
Một số lưu ý trong quá trình thi công
– Các hạng mục liên quan đến kết cấu nhà phải tuân thủ bản vẽ kỹ thuật và có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ của kỹ sư giám sát.
– Chống thấm phải đúng quy trình kỹ thuật và kiểm tra kỹ càng trước khi bàn giao
– Hệ thống điện phải thực hiện đúng kỹ thuật, dùng ống chuyên dụng để để đi dây tránh chập cháy trong quá trình sử dụng.
– Hệ thống nước phải thực hiện đúng kỹ thuật, độ nghiêng ống thoát phải tốt, sau khi xong phải kiểm tra áp suất đường ống.
– Hạng mục sơn bả phải kiểm tra trước khi tiến hành màu sơn, lưu mã số và mẫu lại để sau này sử dụng nếu cần.
– Với những khu vực có khí hậu nóng ẩm cần sử dụng loại thạch cao phù hợp.
– Lắp đặt thiết bị vệ sinh cần thợ có tay nghề cao, phải tuân thủ bản vẽ kỹ thuật và độ dốc thoát nước sàn phải đạt.

Kinh nghiệm xây nhà để có ngôi nhà mơ ước
Trên đây là kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi muốn chia sẻ đến tất cả các bạn đọc. Hy vọng quy trình thi công và những lưu ý này sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và thi công công trình nhà ở của mình.