Làm thế nào để ngôi nhà của bạn bền bỉ theo thời gian, có thể chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt và có thể tăng tuổi thọ cho ngôi nhà, trông ngôi nhà luôn như mới? Đừng bỏ qua bài viết này bởi nó sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức về biện pháp thi công sơn nước chuẩn, hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo đủ những yếu tố trên.
Các kiến thức cơ bản về sơn nước
Để tạo ra một công trình với lớp sơn đẹp thì chất lượng của sơn chiếm 50%, 50% còn lại là phụ thuộc vào tay nghề và kinh nghiệm của thợ sơn. Vì vậy, khi lựa chọn sơn chúng ta cần tìm hiểu kỹ lưỡng và cẩn thận. Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về sơn nước mà bạn nên biết.
Sơn nước là gì?
Sơn nước là một hỗn hợp đồng nhất, trong đó chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục bám trên bề mặt vật chất.Hỗn hợp này được tùy chỉnh với lượng phụ gia và dung môi tùy theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường thì đã có hơn 60 thương hiệu sơn và có thể kể đến những thương hiệu nhận được nhiều sự tin dùng của mọi người như: sơn Kova, sơn Jotun, sơn Dulux Maxilitle, sơn Expo, sơn Potrolimex, sơn Sika,…
Sơn nước là sản phẩm có nhiều màu sắc đa dạng, phong phú với những tính chất hóa học quan trọng giúp sơn bám dính trên nhiều bề mặt khác nhau giúp cho vật liệu tránh hư hỏng và kéo dài tuổi thọ cho vật liệu theo thời gian.
Những thành phần cơ bản trong sơn nước
Sơn nước bao gồm có 3 thành phần chính đó là: chất kết dính, bột độn/ bột màu/ phụ gia và dung môi.
- Chất kết dính hay còn gọi là chất tạo màng: Là chất kết dính cho tất cả các loại bột màu và tạo lớp màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính trong sơn nước được xác định bởi loại sơn, khả năng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải đảm bảo về khả năng bám dính, liên kết và độ bền màng.
- Bột độn: Được sử dụng trong thành phần của sơn nước nhằm cải tiến một số tính chất của sản phẩm như: tính năng màng sơn (độ bóng, độ cứng, độ mượt), khả năng thi công và kiểm soát độ lắng. Một số chất độn được sử dụng thường xuyên đó là: Carbonate calxium, Kaoline, Talc,…
- Bột màu: Nguyên liệu màu sử dụng trong sơn nước thường ở dạng bột. Chức năng chính của bột màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Bên cạnh đó thì màu cũng ảnh đến một số tính chất của sơn như: độ bóng và độ bền,…

Sơn nước
Màu gồm 2 loại đó là màu hữu cơ và màu vô cơ
- Màu hữu cơ: Đây là màu tổng hợp với tông màu sáng, độ che phủ thấp, độ bền thấp hơn màu vô cơ.
- Màu vô cơ: Là màu tự nhiên nên tông màu sẽ thường tối, xỉn nhưng độ che phủ và độ bền cao.
- Phụ gia: Là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhằm tăng giá trị sử dụng, khả năng bảo quản và tính chất của màng.
- Dung môi: Là chất hòa tan nhựa hay làm loãng sơn. Lượng dung môi được sử dụng sẽ dựa vào đặc tính nhựa trong sơn.
>> Xem thêm bài viết: Thiết kế chung cư 3 phòng ngủ
Bảo quản
Bạn nên để thùng sơn nước thẳng đứng, nắp thùng phải đậy kín và để lưu trữ nơi khô thoáng, mát mẻ và tránh nhiệt độ cao.
Hãy bảo quản và xem thời hạn bảo quản của sơn thật cẩn thận để có được biện pháp thi công sơn nước hiệu quả nhất.
Biện pháp thi công sơn nước hiệu quả
Về quy trình biện pháp thi công sơn nước chúng ta cần tuân thủ và thực hiện những bước sau để đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
Xử lý và vệ sinh bề mặt
Đối với bề mặt tường mới chúng ta cần đảm bảo đủ thời gian khô và loại bỏ những tạp chất, làm phẳng láng mịn bề mặt và vệ sinh sạch hoàn toàn để đảm bảo độ kết dính cho lớp sơn.
Trong trường hợp nếu bạn thấy mặt tường quá khô thì bạn nên làm ẩm con lăn trước khi tiến hành biện pháp thi công sơn nước.

Xử lý bề mặt sạch sẽ là một bước quan trong trong biện pháp thi công sơn nước
Đối với bề mặt tường cũ: Bạn cần tiến hành làm sạch những vết ố, rêu, ẩm mốc và những lớp sơn cũ bong tróc trước khi tiến hành biện pháp thi công sơn nước.
Cần rửa sạch tường một lần nữa với nước sạch và để khô ráo rồi mới thi công sơn.
Trét bột làm láng, bột matit
Bước tiếp theo trong biện pháp thi công sơn nước đó là trét bột làm láng, bạn nên trét 2 lớp để đạt được hiệu quả cao nhất.

Bả matit trước khi tiến hành sơn lót
Trộn đều bột với nước theo một tỷ lệ nhất định cho đến khi thấy bột quánh lại. Sau đó,dùng dụng cụ thích hợp để trét lên bề mặt và đợi 1-2h cho lớp đầu tiên khô và tiếp tục trét lớp thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất. Để khô trong vòng 24h và thực hiện bước tiếp theo trong biện pháp thi công sơn nước là tiến hành sơn.
>> tham khảo bảng báo giá các hạng mục thi công xây nhà trọn gói tại: Báo giá xây nhà trọn gói
Thực hiện thi công sơn lót
Sau khi bề mặt được trét bột đã khô hoàn toàn thì bước tiếp theo trong quy trình biện pháp thi công sơn nước là sơn lớp sơn lót. Dùng căn lăn rulo hoặc máy phun sơn để phun lớp sơn lót nhằm chống thấm, chống kiềm.

Thi công sơn lót
Sau khi xong lớp thứ 1 đợi nó khô (thời gian khô của sơn sẽ phụ thuộc vào độ ẩm, nhiệt độ, điều kiện thời tiết) ta sẽ tiếp tục thực hiện sơn lớp thứ 2.
Thi công lớp sơn phủ toàn diện
Sau lớp sơn lót và lớp sơn phủ toàn diện đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình biện pháp thi công sơn nước. Thông thường sẽ sơn 2 lớp sơn màu và một lớp cuối sơn phủ bảo vệ giúp tăng tính thẩm mỹ và tuổi thọ cho sơn.

Biện pháp thi công sơn nước toàn diện
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ toàn bộ về biện pháp thi công sơn nước. Chúc bạn tìm được những đội ngũ sơn chuyên nghiệp với những loại sơn chất lượng cộng thêm những kinh nghiệm mà bạn vừa đọc được ở bài viết trên để giúp cho ngôi nhà của mình được khoác lên một chiếc áo lộng lẫy và chất lượng nhất.