Trong xây dựng có thể nói chắc hẳn bê tông tươi không còn xa lạ gì đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người trong ngành xây dựng thì có lẽ bạn sẽ có nhiều thắc mắc như: Bê tông tươi là gì? Bê tông tươi có mấy loại? Hay nó được sử dụng cho những công trình nào là phù hợp? Ở bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc về tông tươi.
Khái niệm bê tông tươi
Bê tông tươi hay còn được gọi là bê tông thương phẩm hay bê tông trộn sẵn. Hiểu một cách đơn giản thì bê tông tươi là bê tông đã được trộn sẵn từ các trạm cấp bê tông sau đó sẽ được vận chuyển đến công trình. Tại công trình, công nhân sẽ không cần phải trộn bê tông bằng dụng cụ cầm tay trực tiếp.

Bê tông tươi là gì?
Đặc tính của bê tông tươi
Trước khi tìm hiểu bê tông tươi có mấy loại, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số đặc tính của nó. Để bê tông có được độ bền và cứng theo một tỷ lệ hỗn hợp nhất định phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đầm chặt của nó.
Vì vậy, điều quan trọng là độ đồng nhất của hỗn hợp chính là độ đặc sao cho bê tông có thể vận chuyển, đổ và hoàn thiện đủ sớm và dễ dàng để đạt được độ bền và độ cứng mong muốn mà không bị tách rời hoặc “chảy máu”.
Yêu cầu đối với bê tông tươi
Để bê tông tươi có thể đưa vào sử dụng và chấp nhận được thì nó phải:
- Dễ dàng trộn và vận chuyển;
- Có khả năng đầm chặt mà không mất quá nhiều sức lực;
- Không bị tách lớp và “chảy máu” trong suốt quá trình đổ cũng như củng cố;
- Có đặc điểm hoàn thiện tốt.
Các đặc tính chính của bê tông tươi
Cụ thể những đặc điểm chính của bê tông tươi trong quá trình trộn, vận chuyển, đổ và đầm là:
- Tính lỏng: khả năng được xử lý, chảy vào ván khuôn và xung quanh bất kỳ cốt thép nào với sự hỗ trợ của thiết bị đầm nén;
- Tính ổn định hay tính kết dính: bê tông tươi phải duy trì độ đồng nhất, không có sự tách biệt của hồ xi măng với cốt liệu đặc biệt là những loại thô;
- Khả năng đầm chặt: không khí bị cuốn vào trong quá trình trộn hay xử lý nên dễ dàng loại bỏ chúng bằng thiết bị đầm nén.
Bê tông tươi có mấy loại? Phân loại như thế nào?
Để giải đáp cho câu hỏi bê tông tươi có mấy loại thì ta thấy, trên thị trường hiện nay bê tông tươi rất đa dạng và sẽ tùy theo công trình hay yêu cầu mà sẽ được nhà thầu trộn bê tông theo quy trình với những tỷ lệ tiêu chuẩn khác nhau. Và bê tông tươi có thể được phân loại như sau:

Bê tông tươi có mấy loại
Phân loại bê tông tươi theo công dụng
Một số loại bê tông với nhiều công dụng khác nhau cụ thể như sau:
- Bê tông cốt thép: có tác dụng tăng cường độ chịu nén và độ bền cao. Đây cũng chính là loại phổ biến nhất, được dùng để đổ móng, dầm nhà, cột,…
- Bê tông nhẹ: là loại bê tông có khối lượng nhẹ, phù hợp với những công trình cần giảm thiểu trọng lực, ví dụ như phần mái che hay sàn nhà.
- Bê tông thủy công: được dùng cho nhwungx công trình dưới nước như xây đập, âu thuyền, phủ lớp cho mái kênh,… Vì tiếp xúc gần với nước nên cần sử dụng loại chuyên dụng có khả năng chống thấm nước và chịu được áp suất cao.
- Bê tông có công dụng đặc biệt: Những công dụng có thể kể đến như chịu nhiệt, chịu axit, chịu chất phóng xạ,… Đây có lẽ là những công dụng lạ lẫm chúng ta ít gặp ở đời thường nhưng chúng lại được sử dụng thường xuyên tại những công trình như nhà máy hạt nhân,…

Bê tông thủy công
Phân loại bê tông tươi theo thể tích
Bê tông tươi có mấy loại khi người ta phân loại theo thể tích? Bê tông tươi sẽ có các loại sau:
- Bê tông đặc biệt nhẹ, loại bê tông này có hình dạng tổ ong, khí, bọt (PV < 500 kg/m3).
- Bê tông nhẹ, gồm loại nhẹ cốt liệu rỗng, hốc lớn, tổ ong (PV = 500 – 1800 kg/m3).
- Bê tông nặng, loại bê tông này được dùng cho kết cấu chịu lực (PV = 2200 – 2500 kg/m3).
- Bê tông đặc biệt nặng, được dùng cho những kết cấu đặc biệt (PV > 2500 kg/m3).

Bê tông nặng
Phân loại bê tông tươi theo tính chất kết dính
Trong lĩnh vực xây dựng có thể nói đây là loại được sử dụng nhiều nhất. Không chỉ sử dụng mỗi xi măng mà còn sử dụng silicat, thạch cao, polime,…
Ở mỗi chất liệu sẽ có công dụng khác nhau và tùy vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể lựa chọn nhiều loại khác nhau. Từ đó sẽ giúp bạn có được công trình bền vững với thời gian.
Ngoài những cách phân loại ở trên chúng tôi đã cung cấp, để biết được bê tông tươi có mấy loại chúng ta còn có thể phân loại dựa vào độ đầm chặt hay còn gọi là Mác bê tông. Mác bê tông sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau từ 100, 200, 300, 400, 500 và 600. Khi có mác bê tông 200 chính là nói tới ứng suất nén phá hủy của mẫu bê tông có kích thước tiêu chuẩn. Nén 28 ngày ở trong điều kiện tiêu chuẩn đạt 200 kg/cm2. Và trên thực tế thì cường độ chịu nén tính toán của bê tông mác 200 chỉ là 90 kg/cm2 (được lấy tính toán thiết kế kết cấu bê tông theo trạng thái giới hạn thứ nhất).
Vừa rồi chúng tôi sẽ đã chia sẻ cho bạn những thông tin về bê tông tươi có mấy loại. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn có thêm những hiểu biết về bê tông tươi và lựa chọn được cho mình loại bê tông tươi phù hợp với công trình của mình. Từ đó giúp công trình của bạn có thể bền đẹp được theo năm tháng.