THI CÔNG BÊ TÔNG

Bật mí quy trình thi công bê tông chuẩn xác nhất

Bê tông là gì?

key: quy trình thi công bê tông

meta: Quy trình thi công bê tông đòi hỏi bạn phải tuân theo quy trình nhất định. Vậy quy trình thi công bê tông gồm những bước nào?

Bật mí quy trình thi công bê tông chuẩn xác nhất

Chất lượng của bê tông sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, thời gian sử dụng của công trình. Thi công bê tông không đúng quy trình là một trong những vấn đề thường xuyên gặp phải và làm cho chất lượng của bê tông kém đi. Vậy quy trình thi công bê tông như thế nào là đúng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thể giải đáp được thắc mắc trên nhé.

Khái niệm về bê tông

Bê tông được biết đến với tên gọi bắt nguồn từ Pháp là béton. Đây là vật liệu bằng đá được hình thành nên bởi các hỗn hợp các nguyên vật liệu gồm: cát, xi măng, đá, chất phụ gia và nước. Bột nhão được tạo thành bởi sự kết hợp giữa hỗn hợp xi măng portland và nước, vì thế mà bê tông cũng có thể được gọi là hỗn hợp bột nhão.

Bê tông là gì?

Bê tông là gì?

Bê tông có mấy loại

Trong xây dựng bê tông là một vật liệu quan trọng quyết định đến độ bền của công trình. Vậy bê tông có mấy loại hay bê tông đều được tạo thành nên từ cát, đá, xi măng và nước. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trước khi khám phá quy trình thi công bê tông.

Bê tông được phân theo công dụng

Mỗi loại bê tông sử dụng trong các công trình khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau. Vì vậy chúng ta cần phải sử dụng đúng loại bê tông cho công trình phù hợp mới có thể phát huy được hết công dụng và chức năng của nó.

Khi phân loại bê tông theo công dụng thì bê tông sẽ gồm những loại sau:

Bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép là vật liệu composite có sự kết hợp giữa bê tông với cốt thép để gia tăng cường độ chịu nén và độ bền cao cho công trình. Bê tông cốt thép chính là loại bê tông được sử dụng phổ biến trong xây dựng.

Bê tông cốt thép mang lại hiệu quả cao trong xây dựng với những ưu điểm vượt trội sau:

  • Lực bám dính bê tông với cốt thép được hình thành trong quá trình bê tông đông cứng giúp thép không bị tuột ra khỏi hỗn hợp trong quá trình chịu lực.
  • Giữa cốt thép với hỗn hợp bê tông không xảy ra phản ứng hóa học dù ở nhiệt độ cao hay thấp. Ngoài ra, bê tông còn giúp cho sắt không bị gỉ vì bê tông ngăn chặn sắt tiếp xúc với không khí.
  • Kết cấu bê tông cốt thép sẽ không bị phá vỡ bởi hệ số giãn nở của bê tông và thép xấp xỉ nhau nên khi thời tiết thay đổi thì cả 2 sẽ đều co lại hoặc giãn ra. Từ đó giúp cho chất lượng công trình được đảm bảo.

Bê tông nhẹ

Được hình thành từ đất sét nung nở , xi măng và cát hay còn gọi là keramzit. Vật liệu này giúp khối lượng của bê tông giảm đáng kể tới 1200 đến 1900kg/m3. Với công thức đặc biệt cùng với việc được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản, bê tông nhẹ có cường độ cao tới 40mpa ở điều kiện thi công bình thường.

Sự kết hợp giữa cường độ cao cùng với khối lượng nhẹ tạo nên kết cấu bê tông chỉ có 3cm. Bê tông nhẹ được sử dụng nhiều để làm trần nội, ngoại thất trong xây dựng các công trình.

Bê tông thủy công

Bê tông thủy công được làm từ hỗn hợp xi măng, cốt liệu thô, cốt liệu mịn và nước, giống như sản xuất xi măng thông thường, nhưng với tỷ lệ khác. Hỗn hợp bê tông được trộn theo công thức tùy theo nhu cầu sử dụng, và thường được phân chia theo kích thước – kết cấu, khả năng chịu áp lực nước, vị trí mực nước và vị trí sử dụng.

Bê tông có những công dụng đặc biệt

Bê tông có công dụng đặc biệt cũng được sản xuất với thành phần cơ bản giống như các loại bê tông khác, nhưng nó được sản xuất để chịu nhiệt, bức xạ, chịu axit,… và thường được sử dụng ở một số địa điểm điển hình như nhà máy điện hạt nhân.

Bê tông phân loại theo khối lượng và thể tích

Bê tông đặc biệt nhẹ

Bê tông nhẹ đặc biệt là bê tông tổ ong hay còn gọi là bê tông khí hay bê tông bọt và bê tông cốt liệu rỗng có khối lượng nhỏ hơn 500kg / m3.

Bê tông nhẹ

Bê tông nhẹ là loại bê tông có cốt liệu rỗng, thường gồm 3 loại: bê tông cốt liệu rỗng, bê tông tổ ong và bê tông hốc lớn, có trọng lượng từ 500 đến 1800kg / m3.

Bê tông tương đối nặng

Chủ yếu được sử dụng cho các kết cấu chịu lực, phạm vi trọng lượng từ 1800-2000kg / m3.

Bê tông nặng

Với kích thước lớn hơn, nó bao gồm cát, đá, sỏi và nước thông thường, và chủ yếu được sử dụng cho các kết cấu chịu lực. Trọng lượng bê tông nặng từ 2200 đến 2500 kg / m3.

Bê tông rất nặng

Bê tông nặng đặc biệt được làm bằng cốt liệu đặc biệt cho các kết cấu rất đặc biệt, và trọng lượng của bê tông này vượt quá 2500kg / m3.

Bê tông được phân loại bằng chất kết dính

Trong xây dựng, người ta thường sử dụng xi măng làm chất kết dính để giữ các vật liệu lại với nhau. Tuy nhiên, ngoài xi măng làm chất kết dính cho bê tông, còn có thể dùng silicat, polyme, thạch cao. Mỗi loại chất kết dính sẽ có độ đàn hồi, độ dẻo và độ cứng khác nhau nên phù hợp với từng loại công trình.

Quy trình thi công bê tông chuẩn xác nhất

Quy trình thi công bê tông chuẩn xác sẽ gồm 7 bước, cụ thể như sau

Bước 1: chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, phương án cho việc thi công

Để việc thi công bê tông diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đảm bảo chất lượng thì cần phải chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cụ và phương án, kế hoạch cụ thể cho việc thi công.

  • Cần xác định được vị trí tim, cốt, cao độ, số lượng hay diện tích cần đổ bê tông.
  • Cần dự trù thời gian, khối lượng bê tông cần dùng, sắp xếp lại nhân sự thi công, bảo dưỡng, kiểm tra cao độ, kiểm tra coppha,…
  • Bố trí nguồn điện, nước đầy đủ trong suốt quá trình thi công.
  • Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng cũng như thông số.

Bước 2: vận chuyển nguyên vật liệu đến địa điểm thi công

Nếu bạn lựa chọn thi công bằng bê tông tươi thì cần đến nhà máy để kiểm tra của chất lượng nguyên vật liệu và đặt số lượng cũng như hẹn ngày giao. 

Nếu bạn chọn thi công bê tông trộn thủ công thì bạn cần cho di chuyển nguyên vật liệu vào khu vực thi công để quá trình thi công bê tông diễn ra thuận lợi.

Bước 3: kiểm tra vật liệu, coppha

Khi vật tư được giao đến công trình, cần kiểm tra thực tế số lượng và chất lượng so với giấy giao xem có khớp nhau không, có đúng loại đặt hàng không, tránh thiếu số lượng và chất lượng đã đặt hàng làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tốn kém chi phí.

Coppha phải sạch, không cong vênh, không chênh lệch về diện tích, chiều dài, không bị mối mọt.

Bước 4: Lắp đặt coppha

Trong thời gian chờ giao bê tông thủ công hoặc bê tông thành phẩm, phải lắp đặt ván khuôn theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Sau khi lắp đặt, coppha phải chắc chắn, không bị xô lệch và phải chịu được rung động khi đầm bê tông.

Lắp đặt coppha

Lắp đặt coppha

Bước 5: Đổ bê tông

Sau khi kiểm tra chất lượng bê tông được đổ vào khung đã chuẩn bị trước và đầm bằng máy hoặc bằng tay tùy theo ý muốn của gia chủ hoặc chủ đầu tư.

Tiến hành thi công đổ bê tông

Tiến hành thi công đổ bê tông

Bước 6: Bảo dưỡng bê tông

Mất khoảng 6 đến 10 giờ để tiến hành bảo dưỡng sau khi bê tông được đổ. Có thể dùng bao tải, tấm vải ẩm phủ lên trên bề mặt hoặc dùng nilon để ngăn nước trong bê tông không bị thoát ra ngoài.

Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông

Bước 7: tháo coppha

Đây là bước cuối cùng của quy trình thi công bê tông, sau 3 ngày từ khi bảo dưỡng bê tông cần kiểm tra xem bê tông đã đạt tiêu chuẩn để tháo dỡ chưa. Nếu đạt thì có thể tiến hành tháo coppha ngay lập tức, nếu chưa đạt thì cần để thêm tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của bê tông. Lưu ý, sau khi tháo bê tông vẫn phải tiếp tục tiến hành bảo dưỡng.

Bài viết vừa rồi chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin về quy trình thi công bê tông chuẩn xác nhất. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn có được quy trình thi công bê đúng nhất để công trình của bạn có thể bền vững với thời gian.